Nứt nẻ gót chân là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, trong số đó có cả những người mang thai. Điều này khiến các mẹ bứt dứt không yên và lo lắng rằng có dùng được các loại kem nẻ gót chân không? Bài viết sau sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc này nhé!

Nguyên nhân bà bầu thường bị nẻ gót chân

– Do sự gia tăng hormone estrogen khiến da trở nên khô hơn và dễ dẫn tới nứt da, dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.

– Những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn càng khiến tình trạng khô, ngứa thêm tồi tệ.

– Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.

– Da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài.

– Sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, nước tắm quá nóng, ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên, dùng nhiệt độ cao sấy khô chân.

– Thay đổi thời tiết đột ngột, trời lạnh, nó có thể gây chảy máu, nứt sâu, đau đớn, cản trở việc đi lại, lao động.

– Đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng. Người mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể gây ra vết nứt. 

– Giày dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân khiến gót chân rất dễ bị nứt và chai cứng.

Một số chú ý chăm sóc đôi bàn chân bà bầu 

  • Chọn giày dép rộng hơn 1-2 cỡ, bởi giày dép quá chật chính là nguyên nhân phát sinh của chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân… Và người mang bầu không nên đi giày cao gót bởi chúng khiến cơ thể không được cân bằng.Một số chú ý chăm sóc đôi bàn chân bà bầu 
  • Những khi có điều kiện như ngồi trong phòng làm việc hay ở nhà thì nên để chân được thư giãn bằng cách cởi giày, dép ra mà thay bằng dép mềm đi trong nhà.
  • Tránh ngồi, hoặc đứng ở một tư thế quá lâu hay bị gấp chân khiến máu huyết không được lưu thông. 
  • Đôi chân sẽ thường xuyên bị mỏi và đau hơn khi về gần cuối thai kỳ, nên chăm sóc đôi bàn chân bà bầu bằng cách ngâm chân vào nước ấm hay massage chân để giảm bớt những cơn đau.
  • Giữ ấm cho đôi bàn chân nhất là vào những ngày đông giá lạnh.Mẹ bầu nên giữ ấm cho chân
  • Ngâm chân trong nước ấm (hoặc nước ấm pha muối loãng) có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thông kinh, hoạt lạc, ôn hòa phủ tạng, kích thích các đầu mút thần kinh.
  • Tập thể dục đều đặn cho đôi chân cũng là một phương pháp giúp đôi chân thư giãn và hồi phục. Bà bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng hay xoay bàn chân để giúp máu huyết lưu thông, ngăn ngừa các mạch máu bị giãn, làm cơ chân mạnh khỏe. 

Bà bầu nên dùng loại kem nẻ gót chân nào

Hình thức điều trị tốt nhất cho gót chân bị nứt là ngăn ngừa vết nứt xảy ra ngay từ đầu. Điều này có thể đạt được bằng cách đơn giản chà xát gót chân với một loại kem dưỡng ẩm thường xuyên để giữ cho làn da mềm mại và ngậm nước. 

Có nhiều bà bầu lo lắng do bị nứt nẻ chân, nhưng không dám bôi bất cứ kem trị nứt nào vì sợ các chất hóa học và chất bảo quản trong kem ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại kem trị nứt có các thành phần từ thiên nhiên an toàn và bà bầu đều dùng được như: Lô hội, tinh dầu tràm, dầu mù u… Những thành phần này hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị nứt, nẻ gót chân mà không gây ra những tác dụng phụ.

Tóm lại, phụ nữ mang bầu vẫn có thể dùng kem nứt gót chân, nhưng lưu ý nên chọn mua những loại có các thành phần từ thiên nhiên vừa có tác dụng dưỡng gót chân và trị nứt gót chân. Cũng nên chọn mua kem nứt gót chân tại các nhà thuốc uy tín. Giờ thì các bà bầu hoàn toàn có thể yên tâm và có thể dùng kem nẻ gót chân rồi nhé, chúc các mẹ bầu luôn có đôi chân mịn màng và khỏe mạnh. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *