Mùa hè nóng nực khiến cho trẻ gặp nhiều vấn đề về da, Hăm Tã ở trẻ sơ sinh rất thường gặp phải. Thế nhưng có nhiều cha mẹ vẫn không có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, cũng như cách xử lí. Vậy nên Hăm Tã được cho là mối lo của hầu hết những bậc làm cha mẹ.
-
Hăm Tã là gì ?
Hăm Tã hay viêm da tã lót là tình trạng viêm da ở những vùng thường xuyên mặc tã ở trẻ nhỏ. Giai đoạn trẻ nhỏ thường xuyên mặc tã vì sự tiện lợi nhưng lại gây cảm giác bí bách, ngứa rát, khó chịu thậm chí là ửng đỏ do cọ sát nhiều.
2. Nguyên Nhân gây Hăm Tã
Hăm Tã là tình trạng tổng thương da ở vùng mông, bẹn do trẻ phải thường xuyên mang tã. Ngoài ra có một số nguyên nhân khác:
- Trẻ bị dị ứng với tã, khăn giấy cho các chất liệu hoặc hóa chất cũng như mùi hương có trong đó.
- Nhiễm trùng, nấm, viêm là nguyên nhân lớn gây ra tình trạng hăm tã. Nấm hay vi trùng kí sinh trên da trẻ khi những vùng da này thường xuyên ẩm ướt, không được vệ sinh đúng cách và có các chất dơ trên da trẻ.
- Do hóa chất từ các chất tẩy rửa, bột giặt; một số nước xả vải hoặc dầu thơm gây kích ứng da.
- Da trẻ quá nhạy cảm.
3. Triệu chứng của Hăm Tã
Hăm Tã ở trẻ sơ sinh rất dễ nhịn biết bằng mắt thường vói những triệu chứng dưới đây:
- Bé quấy khóc khó chịu và ngủ không thẳng giấc.
- Vùng mông và bẹn, đùi xuất hiện mẫn đỏ.
- Phần da bị dị ứng có thể gây khô ráp hoặc ướt.
- Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc gây lở loét trên da.
4. Cách xử lí Hăm Tã
- Thay tã thường xuyên.
- Lựa chọn những loại tã mềm mại, ít hóa chất, chất tạo mùi và mùi hương.
- Thường xuyên vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm và khăn lông mềm mại.
- Dùng dung dịch tắm và kem kem cho trẻ.
5. Một số phương pháp trị Hăm Tã tại nhà
- Lá chè xanh: Sử dụng lá chè xanh tươi, rửa sạch và đun lấy nước tắm cho trẻ.
- Dầu dừa: Bôi một lượng mỏng dầu dừa vào những nơi bị hăm.
- Dung dịch nước tắm em bé: Dùng nước tắm dành riêng cho trẻ để tắm ngừa các bệnh ngoài da, giữ ấm cơ thể trẻ.
Tham khảo sản phẩm cho trẻ TẠI ĐÂY