Đa số những người bị nứt gót chân đều suy nghĩ rằng nguyên nhân là do cơ thể mình bị mất nước gây khô da hoặc thiếu đi độ ẩm ở vùng da dưới gót chân. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây nứt gót chân cũng đến từ những yếu tố khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết các nguyên nhân gây nứt gót chân mà bấy lâu nay bạn chưa biết nhé.

Thiếu vitamin 

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ các loại khoáng chất và vitamin cần thiết thì làn da của bạn (bao gồm luôn cả phần da dưới gót chân) sẽ bị khô và dễ dẫn đến tình trạng bị bong tróc. Để không gặp phải tình trạng bị nứt gót chân như vậy thì bạn hãy tích cực bổ sung những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng vitamin như vitamin A, B3, C,E và axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày nhé.

Chọn giày không phù hợp

Bạn có biết dép xỏ ngón hay giày cao gót hở gót chân sẽ khiến cho lớp mỡ ở gót chân phải giãn rộng ra để có thể cân bằng được trọng lượng cơ thể. Điều này sẽ làm cho tình trạng chân của bạn bị nứt gót.

Mặc dù giày cao gót là nguyên nhân cốt lõi khiến cho gót chân của bạn bị nứt nẻ nhưng cũng đừng vì vậy mà bạn từ bỏ sở thích đi giày cao gót. Bạn hãy chọn những đôi giày kích cỡ phù hợp và bọc gót chân kín để bảo vệ gót chân của mình nhé.

Đứng quá lâu

Nếu tính chất công việc đòi hỏi và yêu cầu bạn phải đứng trong một khoảng thời gian dài thì đó cũng là nguyên nhân khiến cho bạn bị nứt gót chân. Đặc biệt khi bạn đứng trên sàn cứng hoặc gỗ sẽ làm gia tăng thêm áp lực cho bàn chân và gót chân của bạn. 

Để tránh khỏi tình trạng nứt gót chân này, bạn đừng nên đứng quá lâu. Nếu vì tính chất công việc bạn hãy thực hiện một vài bài tập đơn giản cho chân để điều tiết lại áp lực cho bàn chân và cả gót chân.

các nguyên nhân gây nứt gót chân

Thói quen tắm sai 

Thói quen tắm lâu, tắm với nước ấm hoặc tắm nhiều lần trong cùng một ngày sẽ không tốt đối với gót chân của bạn. Bởi vì điều này sẽ khiến cho lớp dầu tự nhiên trên da chân của bạn bị mất đi khiến lớp da chân khô hoặc sần sùi. Bên cạnh đó, sử dụng các loại xà phòng hoặc các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh cũng bào mòn và làm hỏng “hàng rào” bảo vệ da của bạn, khiến gót chân bị nứt nẻ.

Để tránh khắc phục tình trạng này, bạn nên giới hạn thời gian cho mỗi lần tắm của mình từ 15-30 phút để tránh làm mất độ ẩm cho da và nên nhớ sử dụng nước ấm khi tắm. Sau khi tắm xong, bạn hãy lau khô và tiến hành bôi kem dưỡng ẩm lên gót chân của mình nhé.

Mặc dù nứt gót chân không phải là vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên việc xác định được đúng nguyên nhân gây nứt gót chân sẽ giúp bạn tìm ra cách khắc phục phù hợp để đảm bảo thẩm mỹ cho đôi chân của mình.

Kem nghệ

Kem ủ nghệ nano món quà tuyệt vời cho phái đẹp

Kem nghệ organic và lợi ích trong làm đẹp

Chống lão hóa da với kem nghệ ong chúa

 Kem nghệ dùng cho phụ nữ sau sinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *